LỊCH SỬ - VĂN HÓA LỊCH SỬ - VĂN HÓA

KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM (28/6/2001 – 28/6/2021) VÀ THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÊ PHÒNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Publish date 18/06/2021 | 15:46  | View Count: 698

Để gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Với những giá trị tốt đẹp đó, ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Hiện nay, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra các điều kiện, cơ hội thuận lợi để các gia đình tiếp cận kiến thức, giá trị tốt đẹp của các dân tộc, các nền văn hóa khác, kỹ năng tổ chức cuộc sống trong xã hội hiện đại, song cũng tiềm ẩn những thách thức về chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, việc cân bằng giữa công việc và gia đình, mối quan hệ giữa vợ và chồng, các đặc điểm cá nhân và gia đình, văn hóa khác nhau... Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần tiếp tục giữ gìn giá trị gia đình, đồng thời đặt gia đình trong mối quan hệ tương tác với các thiết chế xã hội khác, như kinh tế, văn hóa, chính trị..., thúc đẩy vai trò và sự tham gia của gia đình vào quá trình phát triển xã hội bền vững. 

Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TU ngày 21-2-2005 của Ban Bí thư “Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn quận được triển khai đồng bộ cùng với việc triển khai các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bằng những việc làm, hành động cụ thể, như: xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, nhân rộng các mô hình gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; mô hình gia đình hiếu học, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực. Qua đó, nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển bền vững của xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. 

Công tác giáo dục đời sống gia đình và trách nhiệm của các ngành, các cấp | trong công tác gia đình được đặc biệt quan tâm, góp phần phát huy các chuẩn mực đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa có nhiều chuyển biến rõ nét, trung bình hàng năm trên địa bàn quận có 88 % gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và 72% tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”. 

Ra đời từ năm 2001, Ngày Gia đình Việt Nam hướng tới mục tiêu tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khẳng định vai trò, vị trí của mái ấm gia đình đối với sự ổn định và phát triển chung của đất nước. Từ đó đến nay, mỗi khi tháng 6 về, khắp nơi trên cả nước lại rộn ràng các hoạt động, việc làm thiết thực, ý nghĩa để khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm bảo vệ tổ ấm; tôn vinh, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh gia đình - tế bào của xã hội. 

Sau 20 năm triển khai thực hiện, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 luôn là dịp để mỗi người nhắc nhở bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ ấm; tôn vinh và lan tỏa tình yêu thương, các giá trị gia đình - nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Việc gìn giữ, bảo vệ tổ ấm không còn là mối quan tâm của riêng một cá nhân, mà đã trở thành trách nhiệm chung của toàn xã hội, sự chung tay của cả cộng đồng để Gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người.